Độ Bền Uốn và Tại sao lại quan trọng
Chắc chắn mọi người trong lĩnh vực nha khoa đều nghe thấy từ “ Độ bền uốn” rất nhiều. Nhưng chính xác “ độ bền uốn là gì”? Tại sao chỉ số này lại rất quan trọng? Giá trị nào thể hiện là “ độ bền uốn” tốt?
Các bạn hãy xem một số thông tin quan trọng này để hiểu hơn
Độ Bền Uốn : một chỉ số rất quan trọng để đánh giá “ Sự ổn định của vật liệu”
Độ bền uốn là 1 chỉ số rất thông dụng và thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa. Tất cả các nhà sản xuất vật liệu nha khoa đều đưa chỉ số này vào trong spec của sản phẩm họ làm ra. Với một lý do tốt : độ bền uốn thể hiện sự ổn định của vật liệu – đặc biệt là vật liệu Zirconia ( Zirconium Oxide)
Chú ý : Phương pháp đo “ độ bền uốn” khác nhau
Trên quan điểm của khoa học kỹ thuật, “ Độ bền uốn” thể hiện sự kháng lại ( chống lại) tình trạng phân rã của vật liệu. Cụ thể : “ độ bền uốn” chỉ ra cần bao nhiêu lực tác động để phá vỡ mẫu thử nghiệm và được đo bằng thiết bị chuyên dụng. Ngay khi lực tác động vượt qua ngưỡng bẻ gãy mẫu thử, thì chỉ số lực đó là độ bền uốn. Giá trị càng cao thì vật liệu có thể chịu được lực tác động càng lớn. Tuy nhiên, lực bền uốn được xác định trong quá trình đo thử nghiệm phụ thuộc vào độ mạnh của lực tác động và sự chuẩn bị bề mặt của mẫu thử ( ví dụ : bề mặt vật thử được đánh bóng hay để thô ráp). Giá trị đo được với các phương pháp đo khác nhau không thể mang ra so sánh. Vì vậy, để so sánh chúng ta cần đo các loại vật liệu với cùng 1 phương pháp đo.
Những ưu điểm thực tế của “ độ bền uốn cao”
Vật liệu với “ độ bền uốn cao” mang lại 02 lợi ích trong thực tế như sau :
1. Giúp làm được các sản phẩm cầu dài :
Vật liệu bền uốn cao thực sự cần thiết cho các sản phẩm phải chịu lực nén, lực kéo tác động lên vật liệu hay sản phẩm phục hình. Như vậy, độ bền uốn cao sẽ xác định loại vật liệu nào được sử dụng:
• Vật liệu có độ bền uốn càng cao, làm các phục hình cầu càng nhiều đơn vị
• Hoặc hiểu theo cách khác : các phục hình cầu càng dài, càng nhiều đơn vị thì cần vật liệu có độ bền uốn càng cao
• Giá trị của độ bền uốn giúp cho xác định chính xác số đơn vị có thể làm được trong các trường hợp cụ thể
2. Phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và độ dầy của thành phục hình :
Độ bền uốn cao ảnh hưởng rất nhiều đến độ dầy của thành phục hình. Độ bền uốn càng cao càng cho phép làm các phục hình có độ dầy thành càng mỏng. Ví dụ cụ thể : Vật liệu IPS Emax Zircad Prime, hoặc MT hoặc MT Multi khi làm phục hình Full Contour sẽ có độ dầy thành là 0.8mm cho nhóm răng cửa và 1mm cho nhóm răng hàm. Với vật liệu IPS Emax Zircad MO hoặc LT, phục hình có thể giảm độ dày xuống 0.4mm cho nhóm răng cửa và 0.6mm cho nhóm răng hàm. Điều này có nghĩa : vật liệu có độ bền uốn càng cao và có mật độ phân tử cao sẽ giúp cho sản xuất ra các phục hình có độ dầy càng mỏng. Và điều này rất thích hợp cho kiểu điều trị phục hình xâm lấn tối thiểu.
Zirconia là vật liệu tối ưu mang lại sự bền uốn cho lĩnh vực nha khoa khi sản xuất các sản phẩm răng sứ toàn sứ. Cụ thể, IPS Emax Zircad TL có độ bền uốn 1200 MPa là loại vật liệu có độ bền uốn rất cao.
IPS Emax Zircad MT và MT Multi có độ bền uốn 850 Mpa và có độ trong tương đối tốt. Sự cải tiến tạo ra IPS Emax Zircad Prime kết hợp được sự bền uốn cao và độ trong cao – phù hợp để làm các phục hình cần sự chịu lực mạnh như nhóm răng hàm dưới, cầu và nhịp Pontic dài. IPS Emax Zircad Prime đáp ứng được cho các phuc hình vừa yêu cầu độ bền uốn cao cũng như độ thẩm mỹ tối ưu.
Nói về vật liệu sứ thủy tinh, IPS Emax press và CAD, cũng có độ bền uốn tương đối cao, từ 470 – 530 Mpa. Trong hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, được các phản hồi rất tốt của khách hàng về độ bền uốn của vật liệu
Độ bền uốn và độ trong của vật liệu : sự phối hợp thận trọng
Nói chung, độ bền uốn và độ trong có mối quan hệ mật thiết trong các vật liệu nha khoa.
• Độ bền uốn càng cao, độ trong càng giảm
• Hoặc độ trong càng cao, độ bền uốn càng giảm