Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÀU SẮC VÀ ÁNH SÁNG CHO VIỆC SO MÀU TRONG NHA KHOA

 NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÀU SẮC VÀ ÁNH SÁNG CHO VIỆC SO MÀU TRONG NHA KHOA

Nội Dung :
+ Ánh sáng và màu sắc 
     - Bản chất và cấu trúc ánh sáng :
         Bản chất màu sắc : HUE , CHROMA, VALUE
            Yếu tố ảnh hưởng cảm nhận màu sắc : màu mắt ( tế bào que và tế bào nón )
         Bản chất của ánh sáng :
            Ánh sáng chính là dạng năng lượng điện từ với bước sóng đo được ở nanometer (nm)
            Không có ánh sáng thì màu sắc không hiện hữu . Một vật thể có màu vàng là nhờ nó có khả năng hấp thụ toàn bộ bước sóng của các màu khác màu khác và phản xạ lại bước sóng của màu vàng
           Ánh sáng là một phần của quang phổ điện từ , chúng ta thấy được ánh sáng là ở bước sóng 380-750 nm , ánh sáng khác nhau làm màu sắc khác nhau . Ánh sáng trắng khi chiếu qua lăng kính , các thành phần màu của nó có thể thấy được vì các bước sóng dài ngắn bị khúc xạ khác nhau
   - Các loại nguồn sáng :
 1. Ánh sáng nhiệt (( nóng sáng - incandescen light ) ánh sáng phát ra khi bị đốt nóng , ví dụ ở bóng đèn điện huỳnh quang ) 
+ Chủ yếu có bước sóng của ánh sáng màu vàng
+không thích hợp cho việc so màu
+ Có chỉ số tán màu thấp  (Low Color Rendering  Index-CRI)
 2. Ánh sáng huỳnh quang ( flourescent light - từ đèn huỳnh quang )
+ Chủ yếu có bước sóng của ánh sáng màu xanh
+So màu tốt hơn ánh sáng nhiệt
+ Chỉ số tán màu trung bình CRI  = 50-80
 3. Ánh sáng tự nhiên ( ánh sáng ban ngày mặt trời )
+ Có quang phổ # ánh sáng trắng, chỉ số tán màu CRI #100 
+ Mặc dù đây là nguồn sáng tiêu chuẩn để đánh giá, so sánh các nguồn ánh sáng khác nhau, tuy nhiên không bao giờ so màu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, bỏi vì chỉ số tán màu của nó rất thay đổi theo thời tiết và thời điểm trong ngày. Không có thời điểm nào trong ngày tốt nhất để so màu. Chuyên gia đề nghị ánh sáng  huỳnh quang nhân tạo có hiệu đính màu với chỉ số tán màu trên 90 là ánh sáng tốt nhất để so màu 
+ Ánh sáng tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi :
 ++ Thời điểm trong ngày
++ Mức độ mây phủ
++ Độ ẩm 
++ Độ ô nhiễm không khí vào buổi sáng, chiều chứa nhiều gam màu vàng và cam, ít xanh da trời và xanh nước biển
++ Thời điểm xung quanh trưa là tốt nhất vì nguồn sáng ổn định và cân bằng nhất trong phổ có bước sóng thấy được, chứa đầy đủ phổ màu cảm nhận được
Hầu hết các phòng nha được phủ bởi ánh sáng nhiệt và ánh sáng huỳnh quang
4. Nhiệt màu ( Color temperature )
Cũng là một nguồn sáng tham chiếu chuẩn
Tương ứng với một nhiệt đọ sẽ phát ra một màu nhất định
Được đo bằng đọ kenvil 0K
1000K - màu đỏ 
2000K màu vàng
5555K- màu trắng
6500K- ánh sáng tự nhiên
8000K - xanh nhạt
Cũng bị ảnh hưởng bới các yếu tố :
++ Thời điểm trong ngày
++ Mức độ mây phủ
++ Độ ẩm 
++ Độ ô nhiễm không khí vào buổi sáng, chiều chứa nhiều gam màu vàng và cam, ít xanh da trời và xanh nước biển
++ Thời điểm xung quanh trưa là tốt nhất vì nguồn sáng ổn định và cân bằng nhất trong phổ có bước sóng thấy được, chứa đầy đủ phổ màu cảm nhận được
Màu của vật thể :
Qui định bởi cấu trúc của vật thể liên quan đến độ hấp thụ và  phản xạ ánh sáng. Màu được cảm nhận bởi mắt và mô tả bởi  3 đại lượng: Hue, Chroma và Value
màu ảnh hưởng bởi :
+ đặc tính vật lý của vật
+ nguồn sáng
+ môi trường màu xung quanh
+ người quan sát
3 thuộc tính của màu
Để mô tả đầy đủ thông tin cơ bản của một màu trong so màu nha khoa, chúng phải đề cập ít nhất đến: tông màu: A, B, C, D (Hue); độ đậm nhạt của màu (Chroma) như A1, A2..; cuối cùng là độ sáng tối hay độ trong của màu đó (Value)
1. Hue : Nói lên tính đa dạng của sắc màu , ví dụ đỏ xanh vàng ... , trong bộ so màu Vita , Hue được diễn tả bằng 4 nhóm máu A , B , C , D. Hue chính là ánh sáng thấy được phản xạ lại từ vật thể chịu ảnh hưởng bởi nguồn ánh sáng phòng . Trong bộ Vita , nhóm A gồm A1 , A2 , A3 , A3.5 , A4 có cùng Hue , tương tự cho nhóm màu B , C và D
2.Chroma : là nồng độ màu hay độ bảo hòa của Hue . Trong bộ Vita , Chroma được biểu thị bằng số 1 , 2 , 3 , 3.5 ... , vd : A1 , A2 , A3 ... ví dụ :  có một ly nước trong , nhỏ một giọt màu hồng , ta được dd màu hồng có độ Chroma thấp , nhỏ thêm một giọt màu nửa , ta có màu đậm hơn ( chroma cao hơn ) . Nhỏ một giọt màu nửa ta có dd màu đậm hơn hơn nữa . Như vậy , tất cả đều là màu hồng ( cùng Hue ) , nhưng màu càng ngày càng đậm hơn ( chroma cao hơn )
3.Value : Là độ sáng tối của màu hay của vật. Value nói lên lượng năng lượng ánh sáng vật thể phát ra , đây lại đại lượng duy nhất của màu có thể tồn tại độc lập , năng lượng này đo bằng photons . Bởi vì màu sắc khác nhau có thể phản xạ lượng photons như nhau do đó vật thể khác màu có thể có cùng Value . ( điều này có thể thấy hai vật có màu khác nhau chia sẻ cùng độ sáng tối trong hình đen - trắng ) Munsell chia value thành 10 độ ( o = đen , 10 = trắng ) , răng tự nhiên nằm khoảng 5.5-8.5 . Bộ Vita từ trong đến đục là B1 đến ca phục hình có độ Value quá cao ( tức là trong quá ) có thể bị phát hiện dể dàng , đây là sai lầm hay gặp trong phục hình .
Tế bào cảm nhận màu :
Tế bào que : có chức năng phân tích độ sáng tối không liên quan đến màu, Tập trung nhiều  võng mạc ngoại biên 
Tế bào nón : phân tích màu sắc ,Ánh sáng cường độ cao làm tb hoat hóa mạnh hơn , Tập trung nhiều  võng mạc trung tâm (vùng cảm  nhận màu-macula) 
Thị Lực màu :
- Khả năng phân tích màu của mắt bị giảm rất nhanh khi quan sát vật càng lâu . Khi nhìn lâu , màu gốc trở nên ít bảo hòa cho đến khi hầu như chuyển sang xám , trong lúc đó độ bảo hòa của đối màu tăng . Điều này gợi ý rằng : tường của phòng so màu nên được sơn màu xanh nhạt hoặc xanh - xám nhạt ( đối màu của vàng ) . Có thể phục hồi lại thị lực màu bằng cách thư giản mắt và nhìn vào tường xanh - xám nhạt trước khi so màu hay trong lúc so màu . Khi so màu , nên chỉ liếc qua bảng so màu chứ không được nhìn chằm vào nó , sau đó nhìn vào đối màu để phục hồi cảm nhận màu của mắt cho những màu sắc hay gặp ở răng thiệt ( màu vàng đỏ : A )
Metamerism :
Định nghĩa : Hai màu có vẽ giống nhau ở nguồn sáng này nhưng lại khác nhau dưới nguồn sáng khác . Điều này do sự khác nhau về hấp thụ phản xạ ánh sáng của các vật thể đó . Thông thường , một vật màu đỏ gạch phản xạ ánh sáng màu đỏ gạch , tuy nhiên trong vài trường hợp nó hấp thụ ánh sáng này , phản xạ anhs sáng xanh đỏ .Vấn đề này hay gặp trong so màu : màu răng có vẻ giống nhau ở ánh sáng phòng răng nhưng lại khác nhau ở ánh sáng ban ngày . Để khắc phục , nên so màu với nhiều nguồn sáng khác nhau
Mù Màu :
 Tỉ lệ thị lực màu khiếm khuyết ở nam 8 % ở nử 0.5 %. Có nhiều thể khiếm thị : Khiếm thị màu toàn bộ ( achromatism ) : mất hẳn khả năng nhận biết màu chỉ còn khả năng phân biệt độ sáng tối.  Dichromatism : chỉ nhạy với hai màu căn bản đỏ và xanh lá cây.  Anomalous Trichromatism : nhạy cảm với cả 3 màu nhưng có một bất thường ở tb nón làm ảnh hưởng cảm nhận màu căn bản nào đó Nha sĩ nên kiểm tra thị lực màu của mình , nếu có khiếm khuyết thì nên nhờ giúp đỡ khi so màu.
So màu :
Nên nhớ : So màu là công việc có tính chủ quan do đó rất khó đạt được độ ổn định . Luôn luôn có sự khác biệt giữa người này với người khác và khác nhau ngay chính trên một nha sĩ , vd trên cùng bn có thể cho kết qủa khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Cũng nên nhớ rằng màu khác nhau chút xíu có thể không ảnh hưởng thẩm mỹ , màu so cho răng chỉ cần hòa lẫn tốt với răng chung quanh là đạt . Hình dáng , các đường cong , bẻ góc và độ trong của phục hình ảnh hưởng đến kết quả sau cùng . Hiểu và áp dụng đúng các nguyên tắc về ánh sáng và màu sắc có thể giúp cho việc so màu hiệu quả hơn , chính xác hơn.
Các nguyên tắc chung khi so màu
1. Răng phải sạch sẽ
2. Không để bất cứ vật gì có màu sáng ở vùng so màu : mắt kiếng , son môi , găng tay .. , ngoài ra tường phòng nên có màu trung tính ( như xanh nhạt )
3. Bệnh nhân nên ngang tầm mắt 
4. So màu dưới nhiều nguồn sáng khác nhau
5.  So màu trước khi bắt đầu công việc 
6. So màu nên thực hiện nhanh
Vẽ Sơ đồ màu cho răng thật :
 Có thể chia răng làm 3 vùng và 9 khoanh vùng 
 Mỗi vùng so màu độc lập
 Ngoài ra , những đặc trưng riêng biệt cũng được mô tả , ví dụ : 
 + Các nếp chung 
+ Thiểu khoáng 
+ Đổi màu ở mặt bên 
+ Độ trong suốt                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               Tóm lại                                                                                                                                                        Hiểu biết về màu và cảm nhận màu một cách khoa học là chìa khóa cho sự thành công không chỉ ở so màu mà cả lĩnh vực nha khoa phục hồi và thẩm mỹ . - Mặc dù những giới hạn của vật liệu và kỹ thuật có thể làm cho việc so màu giống một cách lí tưởng là không thể thực hiện được ngay cả hài hòa về màu sắc cũng khó đạt được một cách mỹ mãn , nhưng một phục hình hay phục hồi hài hòa thì trong tầm tay .  So màu nên thực hiện một cách bài bản có phương pháp . Tất cả điều này giúp nha sĩ có thể chọn cho mình điều mình muốn và cải thiện tính chính xác trong thế giới giao tiếp màu sắc .  


 



Bài đăng phổ biến từ blog này

Supports, Orientation, and Lasers! – Understanding SLA 3D Printing Webinar FORMLABS

FORMLABS FORM 3L

  FORMLABS FORM 3L Máy in 3D công nghệ LFS - Low Force Stereolithography Sự vĩ đại đến từ những điều nhỏ bé FormLabs Form 3L  là máy in 3D khổ lớn với giá cả phải chăng, được các chuyên gia tin dùng trong chế thử đáp ứng chất lượng và tiêu chuẩn công nghiệp. Kích thước lớn và tốc độ nhanh FormLabs Form 3L  đem đến mẫu in có thước thước lớn hơn năm lần và cường độ tia laser mạnh hơn hai lần so với Form 3. Sự hoàn hảo từ công nghệ Với công nghệ Low Force Stereolithography (LFS)™ tiên tiến, Formlabs Form 3L đã cải tiến thành công trong việc giảm triệt để lực tác động của quá trình in. Năng lượng nguồn laser tăng 2 lần Hai bộ xử lý ánh sáng -  Light Processing Unit (LPU)  bên trong sử dụng hệ thống ống kính và gương nhỏ gọn để mang lại độ chính xác cao giữa các lớp in. Vận hành liên tục ổn định Cảm biến tích hợp giúp duy trì điều kiện in lý tưởng và gửi thông báo về tình trạng của máy đến bạn.  Một nền tảng đồng nhất với hơn 20 loại vật liệu Chuyển đổi dễ dàng giữa một thư viện đa dạng từ

Bonding and Polishing of 3D Printed Dentures Made with Blue Sky Plan

Sau khi in các vật liệu ra riêng biệt chuyên gia sử dụng vật liệu liên kết Bond LC quét lên các mẫu sản phẩm sau đó dùng đè quang trùng hợp để liên kết các vật liệu lại. Sau đó ông đánh bóng sản phẩm và cho ra kết quả cuối cùng là sản phẩm răng giả tháo lắp làm hoàn toàn bằng vật liệu y sinh qua máy in 3D. Sản phẩm chính xác và tương hợp sinh học với cơ thể bệnh nhân. Một giải pháp nha khoa KTS đã giúp cho các KTV có nhiều sự lựa chọn hoàn hảo