CÓ BAO NHIÊU CÁCH THIẾT KẾ NỤ CƯỜI TẠI LAB
...........................................................................................
Tạm chia làm 2 cách theo 2 quy trình nhé!!
1. Quy trình truyền thống
Lab sẽ nhận dấu và đổ mẫu sau đó tiến hành wax-up theo chỉ định của nha sĩ .
✔️ Wax-up được hiểu là tạo hình bằng sáp trên mẫu hàm.
✔️ Mock-up được hiểu là tạo hình bằng vật liệu tạm trên miệng bệnh nhân, có giá trị tham khảo trực quan về thẩm mỹ và khớp cắn
+ Wax-up có 2 loại :
- Chỉ thêm sáp và tái tạo hình dáng răng trên mẫu nguyên bản ( thêm những chỗ còn thiếu và giữ nguyên những phần mô răng vượt ra khỏi cung răng thẩm mỹ).
Mục đích: để tư vấn, mock-up và định hướng độ dày phục hình cũng như độ dày mô răng cần mài. Từ đó giúp bệnh nhân ra quyết định chính xác nhất về loại phục hình và chỉ định vật liệu phù hợp nhất.
=> Với cách làm này tuy không tạo ra một thiết kế đẹp mắt lúc đầu nhưng có giá trị thiết thực và chính xác cho từng bước cho quy trình về sau của lab, với khoàng phục hình ít hay nhiều Lab sẽ nhận định được kỹ thuật và giới hạn vật liệu. Từ đó có sự thống nhất giữa 3 bên: Lab, Nha sĩ, Bệnh nhân. Kỳ vọng ban đầu của nha sĩ và bệnh nhân được đáp ứng tốt nhất.
...
- Mài chỉnh trên mẫu hàm thạch cao và thêm sáp những phần bị thiếu để tạo nên một cung răng với hình dạng lý tưởng nhất đối với bệnh nhân.
Lab sẽ đánh dấu và ghi lại ước chừng độ dày mô răng đã mài
...
Mục đích: chỉ có giá trị tham khảo, tư vấn, không dùng để mock-up
=> Cách làm này tạo mẫu tham khảo đẹp, ấn tượng với bệnh nhân và dễ dàng tư vấn hơn nhưng không tiên lượng được chính xác phục hình sau cùng có hoàn hảo như mẫu tham khảo không.
...
Chỉ định của nha sĩ có nhiều cấp độ :
+ Phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định của lab
+ Chỉ định các thông số và gửi kèm hình ảnh 2D thông
thường
+ Gửi hình ảnh DSD ( Digital Smile Design) kèm các thông số cụ thể từng răng .
Tùy thuộc vào sự trao đổi thông tin giữa Lab và Nha sĩ mà Kỹ thuật viên tại Lab sẽ làm theo kỹ thuật Wax-up nào.
...
Vậy nếu như toàn bộ quy trình truyền thống đó được chuyển qua hết bằng kỹ thuật số chúng ta sẽ áp dụng như thế nào!!!
...
2. Quy trình kỹ thuật số - DSD ( Digital Smile Design)
Nha sĩ có thể lấy dấu sau đó gửi dấu về Lab cùng với hình ảnh 2D kèm theo.
Dấu ở đây có thể là dấu truyền thống hoặc dấu kỹ thuật số ( Scan trực tiếp trên miệng bệnh nhân) và gửi file qua Lab.
...
Với quy trình này mình chia ra theo 2 mục đích chính.
...
+ DSD chỉ để tư vấn bằng hình ảnh ( Những năm gần đây khá phổ biến)
Lab nhận dấu và đổ mẫu sau đó Scan mẫu bằng máy scan tại Lab hoặc trực tiếp scan trên dấu.Tiếp theo Lab sử dụng phần mềm thiết kế tạo ra cung răng lý tưởng về hình dạng và áp dụng cung răng này trên hình ảnh 2D sau đó gửi hình ảnh đó về cho Nha sĩ để tư vấn.
Với dấu kỹ thuật số nếu nha sĩ có phần mềm tại phòng nha có thể tự thiết kế và tư vấn cho bệnh nhân trực tiếp mà không cần thông qua Lab.
+ DSD để tư vấn hình ảnh và có mẫu thực.
Tương tự như cách trên nhưng với mục đích này chúng ta cần thêm sự hỗ trợ từ máy in 3D.
Tùy vào mục đích có muốn mock-up cho bệnh nhân hay không Lab sẽ thiết kế các kiểu file khác nhau ( tương tự như hai cách wax-up).
Sau khi có file hoàn thiện Lab chuyển file qua máy in và in thành mẫu nhựa và gửi cho Nha sĩ.
Như vậy với cách làm DSD và có mẫu thực chúng ta đã giảm tải được rất nhiều thời gian tại Lab.Cách làm này cũng không giới hạn về khoảng cách địa lý giữa các quốc gia. Tuy nhiên chi phí để áp dụng quy trình này còn khá đắt với thị trường Việt Nam.
Nguồn tham khảo :